Khi thấy mụn xuất hiện thường xuyên và không biến mất, đó có thể là dấu hiệu cảnh báo những bất thường của cơ thể.
Mụn trên trán
Nếu trên trán hay xuất hiện mụn li ti, lâu ngày không xẹp xuống thì có thể là dấu hiệu gan không được khỏe. Lúc này bạn nên tránh ăn đồ cay nóng, nhiều muối, nhiều dầu mỡ; ăn nhiều rau, trái cây chứa vitamin C; không thức khuya; điều chỉnh lại thời gian nghỉ ngơi...
Nổi mụn trên mũi
Mũi là vị trí thường xuyên xuất hiện mụn do lượng dầu nhờn ở đây tiết ra nhiều. Nó cũng có thể là dấu hiệu cho thấy dạ dày bốc hỏa, hệ tiêu hóa làm việc kém, ăn không ngon miệng.
Bạn nên chú ý hơn đến chế độ ăn uống, ưu tiên các thực phẩm lành mạnh, bổ sung vitamin C, E, uống nhiều nước, ăn trái cây và rau xanh, các loại hạt, các loại cá có nhiều chất béo tốt như omega–3...
Mụn nổi trên má
Mụn nổi trên má trái là dấu hiệu cho thấy gan làm việc không ổn định, quá trình thải độc của cơ thể bị đình trề. Chức năng gan không tốt, quá trình thải độc ra ngoài cơ thể, tái tạo máu từ gan không đạt hiệu quả như mong muốn sẽ làm mụn nổi lên ở vùng má bên trái.
Trong khi đó, nếu mụn xuất hiện ở má phải chứng tỏ chức năng phổi không tốt. Nguyên nhân là do phổi bị viêm nhiễm, cần điều tiết lại bằng cách thay đổi thói quen ăn uống, sinh hoạt.
Mụn nổi ở cằm
Đây là dấu hiệu cho thấy thận bị suy giảm chức năng hoặc rối loạn nội tiết. Phụ nữ dễ bị nổi mụn ở cằm do chu kỳ kinh nguyệt. Sau thời gian "đèn đỏ", mụn sẽ hết ngay.
Trong trường hợp bị mụn, bạn cần tránh sờ tay vào mụn, không nặn mụn; uống nhiều nước; tập thể dục đều đặn để thúc đẩy bài tiết độc tố ra khỏi cơ thể; ăn uống lành mạnh, tránh đồ cay nóng, nhiều dầu mỡ; thay đổi thói quen sinh hoạt, không thức khỏe, nghỉ ngơi đúng giờ.