Y học cổ truyền Trung Quốc cho biết, có nhiều huyệt đạo trên bàn chân và được kết nối chặt chẽ với các cơ quan khác nhau của cơ thể. Chỉ cần nhìn đôi chân của mỗi người là sẽ biết tình trạng sức khỏe và tuổi thọ của người đó ra sao.
10 dấu hiệu ở bàn chân cảnh báo bệnh nặng:Bàn chân bị đau
Đau bàn chân là triệu chứng rất phổ biến, thường là tín hiệu của bệnh gút, viêm khớp và nhiều căn bệnh khác khiến người bệnh khó di chuyển, ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống. Bàn chân vốn có cấu trúc rất phức tạp nên nếu người bệnh xem nhẹ, không điều trị ngay khi có dấu hiệu đau thì có thể dẫn đến nhiều biến chứng đáng tiếc.
Do đó, nếu bạn nhận thấy chân bị tổn thương thì hãy đi kiểm tra cơ thể càng sớm càng tốt. Sau khi làm rõ nguyên nhân và điều trị triệu chứng, bệnh sẽ được cải thiện, đồng thời ngăn ngừa bệnh tiếp tục phát triển.
Chỉ cần nhìn đôi chân của mỗi người là sẽ biết tình trạng sức khỏe và tuổi thọ của người đó ra sao.Sưng phù chân
Nếu bạn thấy chân bước bất thường, không ổn định, sưng phù mọng nước, có thể là dấu hiệu cảnh báo chức năng thận có vấn đề. Theo các chuyên gia, do thận chịu trách nhiệm về điều phối "nước" trong cơ thể kèm chức năng giải độc của cơ thể con người, nên nếu thận có vấn đề, sẽ dẫn đến phù chân.
Bàn chân sung cũng là dấu hiệu cảnh báo bệnh xơ gan, gan có thể hình thành sẹo và dòng máu chảy vào gan bị hạn chế, gây tăng huyết áp và sưng chân. Xơ gan cũng có thể tác động tới sự sản sinh albumin, một loại protein đóng vai trò điều hòa dòng máu chảy trong gan. Khi mức độ albumin giảm, bàn chân và mắt cá chân có thể bị sưng phù.
Chân bị sưng hoặc hoặc phù nề cũng có thể cảnh báo suy tim
Chân bị sưng hoặc hoặc phù nề cũng có thể cảnh báo suy tim. Khi tim không đủ sức bơm máu, máu từ chân sẽ không thể lưu thông đến phần trên cơ thể. Các van tim bị rò rỉ cũng thường khiến bàn chân và mắt cá chân sưng phồng lên. Nếu tình trạng này còn đi kèm với các triệu chứng như đau ngực, mệt mỏi và khó thở thì bạn nên đến bệnh viện khám ngay.
Bàn chân bị ngứa
Những người có bàn chân bị ngứa thì không loại trừ khả năng đó là dấu hiệu bệnh liên quan đến nhiễm trùng do vi khuẩn, nhiều người cũng dễ bị ngứa chân do sức đề kháng yếu hoặc mắc bệnh tiểu đường.
Nếu gặp triệu chứng này, bạn không nên bỏ qua, cần phải có biện pháp điều trị tích cực cho các nguyên nhân cụ thể. Chỉ khi giải quyết hết vấn đề ở bàn chân, cơ thể mới trở lại trạng thái khỏe mạnh và thoải mái
Móng chân nhợt nhạt
Những người có sức khỏe kém, tuổi thọ ít thường có móng chân nhợt nhạt
Theo Y học Trung Quốc, những người có sức khỏe kém, tuổi thọ ít thường có móng chân nhợt nhạt bởi đó là dấu hiệu cơ thể bắt đầu mắc các bệnh nghiêm trọng và nguồn cung cấp máu không đủ. Trước triệu chứng này, mọi người không nên bỏ qua mà cần kiểm tra xem mình ăn uống có thiếu chất hay đang bị thiếu máu hay không, cần thực hiện các biện pháp điều trị cho các vấn đề sức khỏe.
Ngược lại, những người khỏe mạnh, sống lâu sẽ sở hữu móng chân hồng hào, dày dặn.
Bàn chân có màu vàng
Da chân màu vàng có thể là dấu hiệu của bệnh vàng da, ngoài ra có nhiều loại bệnh khác cũng khiến chân chuyển sang màu vàng như bệnh gan và bệnh liên quan đến tuyến tụy. Khi thấy những thay đổi đặc biệt trên da bạn nên thận trọng, cần đi kiểm tra sức khỏe càng sớm càng tốt.
Bàn chân lạnh
Những người có sức khỏe kém thường có bàn chân lạnh bởi cơ thể họ không thể cân bằng âm dương hoặc không đủ độ ấm. Y học Trung Quốc khuyên những người sức khỏe yếu nên ăn nhiều tỏi, gừng, thịt cừu... để cải thiện khả năng chống lạnh cho cơ thể.
Ngoài ra, những người có bàn chân quá nóng cũng không tốt, điều ấy cho thấy bàn chân đã thiếu âm và cơ thể đang bị nóng trong.
Bàn chân của một người sống thọ thường sẽ có nhiệt độ giống với bàn tay của mình, không lạnh cũng không quá nóng.
Chân bị giãn tĩnh mạch
Tĩnh mạch là một bộ phận của hệ thống tuần hoàn, khi tĩnh mạch bị giãn sẽ ảnh hưởng đến quá trình lưu thông của máu về tim. Tĩnh mạch chân thường bị suy giãn nhiều hơn bởi vì nó có những đặc thù riêng.
Khi chân bị suy giãn tĩnh mạch, bạn sẽ thấy những đám tĩnh mạch nổi lên ngoằn ngoèo, tạo thành từng búi nằm ngay sát dưới da chi dưới (khoeo chân, cẳng chân, bắp chân, cổ chân, có khi gặp cả vùng đùi), màu da của vùng này thường có màu xanh.
Nếu lâu ngày không được điều trị, suy giãn tĩnh mạch chân có nguy cơ để lại một số hậu quả xấu như nhiễm khuẩn da, lở loét da diện rộng hoặc chức năng dinh dưỡng của tĩnh mạch sẽ bị giảm sút nặng nề.
Lòng bàn chân trắng bệch và bất thường
Ở người bình thường khỏe mạnh, màu của lòng bàn chân sẽ hồng hào, tuy nhiên, nếu lòng bàn chân có màu trắng bất thường và cảm giác máu không được tuần hoàn bạn cần cảnh giác.
Tình trạng này có thể là do chất thải tích tụ quá nhiều trong máu, dẫn đến tắc nghẽn mạch máu quá mức và lượng máu cung cấp cho tứ chi bị giảm, dẫn đến lòng bàn chân trắng bệch bất thường, là một trong những biểu hiện của gan ứ đọng độc tố.
Lòng bàn chân xuất hiện nhiều mạch máu
Kể từ ngày chúng ta được sinh ra, sẽ có những đường ở lòng bàn chân và sẽ không có thay đổi lớn trong những năm sau này. Do đó, một khi các "đường chỉ chân" tăng lên, chúng ta phải cảnh giác.
Khi chức năng gan bị suy giảm, sự lưu thông máu sẽ tồi tệ hơn. Vì lòng bàn chân phía dưới của cơ thể con người, máu có thể chảy ở đây cũng sẽ trở nên chậm hơn và ít hơn, dẫn đến sự gia tăng mạch máu của bàn chân. Nếu gặp phải tình trạng này, bạn cần chú ý đi khám để bảo vệ sức khỏe gan.
Ngoài ra, nếu phụ nữ thấy có nhiều nếp nhăn sâu ở hai bên ngón chân, hoặc có những biểu hiện giống như lỗ kim, bạn cần cảnh giác với sự xuất hiện của các bệnh phụ khoa, như rối loạn nội tiết, kinh nguyệt không đều…
Lòng bàn chân khô khốc
Nhiều người cho rằng, hiện tượng khô của da là do cơ thể thiếu nước, gây ra hiện tượng nứt nẻ. Nhưng trên thực tế, hiện tượng toàn bộ lòng bàn chân khô khốc không chỉ do thiếu nước mà có khả năng liên quan đến bệnh gan.
Khi gan bị tổn thương, nó sẽ ảnh hưởng đến nội tiết bình thường của cơ thể, dẫn đến da vàng sẫm, dẫn đến khô bất thường và các vấn đề như bong tróc và nứt nẻ.